Tháng Chín 28, 2023
apn cach phun xit dao on ket hop vi khuan vu ky su

Quý khán giả cùng quý nhà nông thân mến  những ngày vừa qua ban biên tập có ghi nhận   về tình hình bệnh đạo ôn phát triển mạnh trên  các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh tại một số nơi như là Tân Thạnh _Long An, Tam Bình _Vĩnh Long Do đó thì chuyến thực tế

Quý khán giả cùng quý nhà nông thân mến  những ngày vừa qua ban biên tập có ghi nhận   về tình hình bệnh đạo ôn phát triển mạnh trên  các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh tại một số nơi như là Tân Thạnh _Long An, Tam Bình _Vĩnh Long Do đó thì chuyến thực tế ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá mức độ gây hại qua đó giúp Nhà nông mình đề ra những giải pháp chặn đứng bệnh ngay bây giờ Huyền Nhi xin mời quý anh  quý chú sẽ bắt đầu chuyến thăm đồng sáng nay nhé Tranh thủ khoảng nắng sáng cuối tuần, chúng tôi hẹn với anh Phong xuống quan sát tình hình bệnh đạo ôn trên các trà lúa đẻ nhánh. Vừa gặp mặt, anh Phong nói lớn: “Coi đó, con gái con lứa gần 9 giờ sáng mà không ngóc đầu dậy, còn trải chăn đắp mền” Nghe xong, mấy chị em hết hồn, tưởng đâu nhà nông trách mình ngủ nướng trễ hẹn! Đến khi anh Phong chỉ tay vào những đám ruộng bị dư đạm phượt lá chúng tôi mới hiểu ý.

Hầu hết các ruộng lúa OM 18 nơi đây đều nhiễm bệnh đạo ôn rất nặng. Trên lá có đủ kiểu vết bệnh từ chấm kim, mắt én đến sụp mặt. Những chỗ trũng nước còn bội nhiễm thêm vi khuẩn nên chết rụi từng mảng lớn, chỉ cần tác động nhẹ là phần gốc lúa bị đứt ngang. Anh Phong chia sẻ, từ khi rớt cử phân đợt 2 đã thấy có vài đốm bệnh đạo ôn xuất hiện. Theo thói quen hàng năm, bà con phun thuốc lớt lớt cho nhẹ chi phí, ai ngờ ông trời sáng nắng chiều mưa ẩm độ cao, bệnh phát triển nhanh chóng trở tay không kịp. này là giống OM 18, mấy vụ trước không thấy bệnh nhiều, năm nay quá trời nó phát bệnh mà mình xịt trễ là nó rụi luôn Miếng sạ trước thì nó nhẹ hơn, bên này sạ sau khoảng 10 bữa nửa tháng mà nặng hơn.

Miếng sạ trước thì đỡ hơn. Năm nay nghe đài báo mưa sớm, anh Phong kỹ tính nên chọn giống OM 5451 để gieo sạ.. Nghe đồn giống này kháng bệnh có tiếng nhưng cũng không trụ nổi,. ruộng anh Phong đã xuống 2 cử thuốc nhưng bệnh chưa dứt,. qua đó cho thấy áp lực bệnh ở thời điểm hiện tại quá lớn.. Loay hoay lúa cũng sắp tới cử bón đón đòng mà bệnh đạo ôn còn dây dưa chưa dứt,. bắt buộc nhà nông phải bồi thêm một lần phun xịt chặn đứng bệnh mới tiến hành bón phân được.. năm nay khác mọi năm. Năm nay chưa dứt phân là anh phun 2 đợt rồi đó. nó đứng rồi, mà thấy cũng còn lai rai. Anh quản lý bệnh trước mới rải phân sau. sạch bệnh đi rồi mình mới bón phân đón đòng. Kính thưa quý nhà nông, Kính thưa quý khán giả thân mến. đối với bệnh đạo ôn là một bệnh quen thuộc với quý nhà nông chúng ta. nhưng mà tại sao trong những ngày vừa qua thì bà con chúng ta  quản lý rất là khó.

Yếu tố quan trọng nhất đó là tình hình thời tiết. bây giờ mình thấy là  đang bị đạo ôn giống như một người đang trong chế độ ăn kiêng. nhưng mà trời mưa hoài, lượng đạm trong nước mưa nó cứ xối xuống hoài. Dĩ nhiên bệnh đạo ôn sẽ bùng phát, và thực tế thì nó sẽ kèm theo con vi khuẩn nữa. đánh giá về giống nhiễm, ở  đây thì Hoàng Vũ thấy OM18 nó sẽ nhiễm nặng hơn. nhưng mà bà con mình thấy giống 541 tuy là một cái  giống kháng bệnh. nhưng mà bà con chúng ta cũng đã phải phun 2 lần rồi mới chặn đứng được bệnh. Vâng và trong chương trình ngày hôm nay thì chúng ta sẽ có một số thông tin mới. về cách quản lý đạo ôn cũng như là có những giải pháp giúp bà con chúng ta chặn đứng bệnh. tại vì vài bữa nữa mình phải vô cử phân đón đòng rồi. Nếu mà bệnh còn dây dưa thì rất khó để bà con chúng ta bón phân đúng thời điểm.

Cách mới để chẩn đoán bệnh đạo ôn hiện nay là việc quan sát lá lúa vào buổi sáng. Thường những ngày nắng tốt, sáng 8 giờ lá lúa đã ráo hết sương. Riêng những chỗ có hiện tượng đọng sương dai dẵng thì chắc ăn bệnh đạo ôn sẽ xuất hiện trong nay mai. Khi thấy ruộng lúa có biểu hiện trên trên, bà con mình nên tiến hành phun ngừa là vừa kịp. Nếu để bệnh phát triển nặng rồi mới phun xịt sẽ tốn nhiều chi phí, đặc biệt trong bối cảnh nắng mưa xen kẻ bệnh đạo ôn dễ bội nhiễm với vi khuẩn Ewinia gây bệnh thối gốc. Có những thắc mắc “vì sao đạo ôn trên lá, vi khuẩn dưới nước lại có liên quan đến nhau?” Để hiểu đúng vấn đề này cần lược khảo qua các thông tin khoa học.

Cụ thể khi nấm bệnh đạo ôn hình thành chúng sẽ tiết ra các độc chất làm hư hại phần rễ bên dưới từ đó tạo cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó, ở lần phun đầu tiên nếu không chặn đứng được bệnh thì những cử phun sau đó sẽ gặp khó. Một mặt, vết bệnh đạo ôn sản sinh bào tử làm bệnh phát tán rộng trong không khí. Mặc khác vi khuẩn có đuôi lây lan rất nhanh trong môi trường nước. Hai con đường này sẽ làm cây lúa chết rụi một cách nhanh chóng. bà con thân mến, thường chúng ta có nghe câu là có đạo ôn thì mới có con vi khuẩn và tại sao nó có sự liên quan như vậy? bà con mình biết là khi đạo ôn xâm nhập vào cây lúa thì nó sẽ tiết ra độc chất.

Độc chất này sẽ di chuyển từ vết bệnh và nó hướng xuống dưới nó làm hư  hại phần rễ non và vi khuẩn thối gốc sống ở trong nước rồi nó chui vào đó, nó gây hại. Và một cái nữa là những độc chất do bệnh đạo ôn tiết ra nó sẽ có xu hướng làm lùn cây lúa của chúng ta do đó những chỗ bị đạo ôn nặng thì nó  sẽ có xu hướng là nó lùn hơn so với mặt bằng chung của ruộng lúa và qua đây thì bà con Mình  cũng hiểu được cái đường để vi khuẩn xâm nhập chứ không phải là vi khuẩn nó leo lên lá để nó chui vô vết bệnh đạo ôn trên lá Sau những thao tác đánh giá mức độ thiệt hại chúng tôi bàn bạc cùng anh Phong tìm ra hướng phun xịt chặn đứng bệnh.

Anh Phong nói: “Thuốc thì có nhiều nhưng cách phun mỗi người mỗi kiểu nên bệnh không dứt!” Thiết nghĩ vấn đề quan trọng hiện tại là phải tìm ra điểm mấu chốt trong khâu quản lý. Suốt những năm qua, nhà nông quan niệm “bệnh đạo ôn không được để ruộng khô”. Chính việc giữ nước không đúng cách đã làm cản trở quá trình phục hồi của cây lúa. Xin đính chính lại thông tin, bà con mình hoàn toàn có thể xả bỏ nước ruộng cho ráo mặt, khi đó, coi như chúng ta đã cố định vi khuẩn, ngăn chặn sự lây lan từ bên dưới. Bên trên bà con kết hợp các chế phẩm trị đạo ôn và vi khuẩn để phun xịt, cần thiết kết hợp chất trợ lực thấm sâu giúp lượng thuốc phủ đều các mặt lá.

Vậy là xong! Nguồn bệnh trên dưới đã bị chặn đứng!. Những ngày kế tiếp khi cây có dấu hiệu ra lá mới, bà con sẽ có thao tác bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy quá trình phục hồi.. Lưu ý trong điều kiện mưa còn tiếp diễn thì cần hạn chế bón đạm,. tăng cường lân, Kali và các nhóm trung vi lượng để hỗ trợ cho ruộng lúa nhé!. hồi đó giờ Hoàng Vũ nghe bà con có quan niệm là bệnh đạo ôn đừng để ruộng khô,. nhưng từ khô ở đây không phải là khô queo, khô nứt. khô queo, khô nứt thì mình mới sợ, còn này là khô ráo nền mặt thì rất là tốt. do đó đối với tình hình đạo ôn nặng, bà con nên thay mới nước ruộng, và thậm chí bà con xả khô nền mặt luôn. rồi mình dùng cặp đôi GIẢI PHÁP VÀNG bà con phun. khi trên nền khô thì những chế phẩm nó sẽ tiếp xúc được phần dưới, từ đó nó quản lý bệnh rất là tốt. từ đó cây lúa chúng ta rất mau phục hồi.

Còn mình cứ để nước hoài, lại thêm lượng nước mưa bà con không chịu xả bọng thì môi trường cho vi khuẩn vẫn còn sinh sống, thì cây lúa chúng ta đâu có hết bệnh được và đó là điểm lưu ý rất quan trọng trong cách phun xịt bệnh đạo ôn và lúc trước mình nghe khâu rải vôi rất là hay nhưng bà con mình ngán ngại sợ vôi dính dô người cái bị lở da nhưng giờ mình đã có bình phun phân rồi bà con cứ đưa vôi bột dô bình phun phân, và mình đi vuông gốc với vùng bị bệnh thì không thể nào vôi tiếp xúc dô người chúng ta được và đây cũng là giải pháp canh tác giúp những khu vực bị rụi nặng nó mau được chặn đứng Nói thêm về việc lựa chọn chế phẩm phun xịt, bà con cần ưu tiên những hoạt chất có dạng huyền phù đậm đặc hoặc dạng sinh học để giúp cây lúa hấp thu tốt, tăng hiệu quả quản lý bệnh.

Điểm qua cặp Giải Pháp Vàng của công ty An Phát Nông có nhiều mặt tích cực, phù hợp ứng dụng để dập dịch đạo ôn vi khuẩn trước mắt. Tính hiệu quả đã được kiểm chứng nhờ các thành phần hoạt chất hàm lượng cao. Tính an toàn được thể hiện qua cấu tạo dung dịch. Tính hiện đại của sản phẩm thể hiện bởi sự phù hợp với công nghệ Drone Tính kích kháng sẽ có nhiệm vụ ngăn ngừa bệnh tái nhiễm ở chu kỳ kế tiếp. Như vậy việc sử dụng cặp đôi Giải Pháp Vàng ví như một gói bảo hiểm lâu dài cho cây lúa. và bà con thường hay thích cặp GIẢI PHÁP VÀNG tại nó có nhiều yếu tố tích cực trong việc quản lý bệnh đạo ôn đối với chai trị bệnh đạo ôn nó ở dạng SC với hàm lượng Tricyclazole rất là cao được nhập khẩu từ Ấn Độ, và dạng SC sẽ an toàn, mát cây.

Tại giờ lá cháy hết rồi mà mình đưa những dòng nóng nữa thì dĩ nhiên bà con không mong muốn điều đó. còn riêng chế phẩm trị vi khuẩn thì nó có 2 hoạt chất, và nó có tính kích kháng. bênh cạnh trị vi khuẩn thì nó có tính kích kháng nấm bệnh do đó nó sẽ có sự cộng hưởng. để trong 1 bình phun bà con sẽ hạn chế và đập được dịch không để nó dây dưa. bà con sẽ tốn thêm tiền cũng như mình sẽ mất đi khoảng thời gian giúp cho cây lúa phục hồi. tại nay mai nó đã bước vào giai đoạn làm đòng rồi.. Trong điều kiện nắng mưa bất chợt bà con có thể kết hợp thêm chất thấm sâu 30 giây. sau khi phun 5 7 phút thì nó đã thấm vào cây lúa hoàn toàn để quản lý nấm bệnh. cũng như nó sẽ giúp chế phẩm thấm dô mặt dưới lá cũng như tầng lá bên dưới. để quản lý bệnh một cách triệt để hơn. vâng thì đó là một số lưu ý, một số giải pháp giúp bà con quản lý được bệnh đạo ôn.


https://youtu.be/FV_sNhgyqREQuý khán giả cùng quý nhà nông thân mến  những ngày vừa qua ban biên tập có ghi nhận   về tình hình bệnh đạo ôn phát triển mạnh trên  các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh tại một số nơi như là Tân Thạnh _Long An, Tam Bình _Vĩnh Long Do đó thì chuyến thực tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *